Nhà thông minh - Giải pháp điều khiển, theo dõi các thiết bị điện, điện tử dễ dàng ngay trên thiết bị điện thoại đồng thời mang đến cuộc sống tiện ích đẳng cấp, thoải mái với hàng loạt các trải nghiệm thú vị dành cho người dùng. Thế nhưng, có không ít người vẫn băn khoăn liệu có nên làm nhà thông minh hay không? Hãy cùng SMC Smart Home phân tích chi tiết ngay dưới bài viết nhé.
1. Nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh (Smart Home) là sản phẩm công nghệ giúp tự động hóa các hoạt động của con người thực hiện bên trong căn nhà bằng các thiết bị điện tử như loa thông minh, đèn thông minh, rèm cửa thông minh, công tắc cảm ứng, cảm biến cửa, cảm biến chuyển động,… Các thiết bị này hoạt động này hoạt động dựa trên lệnh của gia chủ thông qua Smartphone, máy tính bảng, ipad và có thể lên lịch làm việc cho các thiết bị này chỉ với vài thao tác chạm hoặc bằng giọng nói.
2. Ưu điểm khi sở hữu nhà thông minh
Nếu bạn đang e ngại hoặc phân vân không biết có nên làm nhà thông minh hay không, những lợi ích nổi bật bên dưới sẽ khiến bạn hoàn toàn thuyết phục.
2.1 Điều khiển các thiết bị thông qua 1 thiết bị duy nhất
Thế mạnh vượt trội nhất của nhà thông minh đó là chỉ cần thông qua một thiết bị điện tử duy nhất như Smartphone, bạn có thể dễ dàng quản lý hoạt động của các thiết bị thông minh trong nhà. Đồng thời tiết kiệm được thời gian cho công việc và có thêm nhiều thời gian dành cho gia đình.
2.2 Điều khiển thiết bị ở bất cứ nơi nào
Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, đang trên văn phòng, đi nghỉ dưỡng hay du lịch, bạn đều có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị thông minh ở trong nhà. Ví dụ như bật/tắt hệ thống máy lạnh, bình nóng lạnh, … chỉ với vài thao tác chạm trên điện thoại.
2.3 Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
Bằng tính năng lên lịch hoạt động cho các thiết bị thông minh, bạn có thể hẹn giờ/bật/tắt linh hoạt giúp gia đình tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Một số thiết bị thông minh còn được tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, nhiều món đồ gia dụng như máy giặt thậm chí còn có khả năng tự học, đo lường được lượng nước sử dụng ở mỗi lần giặt.
2.4 Biến tấu ngôi nhà hiện đại hơn
Không chỉ mang đến trải nghiệm đắt giá cho gia đình, các sản phẩm thiết bị thông minh còn giúp nâng tầm giá trị cho căn hộ của bạn. Những vị khách khi ghé qua sẽ ấn tượng bởi các món đồ công nghệ tích hợp hàng loạt các tính năng hữu ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi. Ngoài việc biến tấu cho ngôi nhà trở nên sống động hơn, thiết bị thông minh còn có thể trở thành người bạn đồng hành.
2.5 Tạo sự yên tâm và thoải mái
Bạn sẽ chẳng cần đắn đo hay phải suy nghĩ mỗi khi rời khỏi nhà đi làm hoặc vắng nhà khi đi du lịch. Bởi mọi thiết bị đều được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ thông qua Smartphone. Bạn có thể giám sát ngôi nhà mọi lúc mọi nơi và không cần bận tâm bởi bất cứ điều gì, thoải mái làm việc, vui chơi và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.
2.6 Độ an ninh cao
Sống trong nhà thông minh, bạn và gia đình sẽ được bảo vệ 24/7 một cách tuyệt đối. Cảnh báo các sự cố bất thường có khả năng xảy ra và ảnh hưởng xấu tới gia chủ. Khi phát hiện sự xâm nhập từ trộm hoặc có hỏa hoạn xảy ra, chủ nhà thông qua các cảnh báo trên smartphone từ thiết bị thông minh gửi về sẽ chủ động biết sớm và tìm cách xử lý kịp thời. Đồng thời bảo vệ các thành viên tốt hơn nhờ kiểm soát và kiểm tra hệ thống điện trong nhà một cách dễ dàng, thường xuyên.
3. Nhược điểm cần cân nhắc của nhà thông minh
Căn hộ thông minh cung cấp hàng loạt các tính năng hữu ích tạo ra cuộc sống đầy tiện nghi cho con người. Thế nhưng ở đó vẫn tồn tại một số hạn chế như:
3.1 Chi phí lắp đặt
Ngân sách để lắp đặt một căn nhà thông minh vẫn còn khá cao, nhất là khu thu nhập bình quân đầu người ở nước ta còn khá thấp. Thế nên thay vì lắp đặt toàn bộ căn nhà, những người đam mê công nghệ thường chuyển hướng chỉ lắp một số thiết bị thông minh cần thiết trong không gian phòng. Điều đó vừa giúp họ có thể trải nghiệm được các công nghệ hiện đại mà không phải gánh quá nhiều tiền.
3.2 Khá phức tạp với nhiều người
Việc lắp đặt và vận hành nhà thông minh chỉ có thể diễn ra suôn sẻ bởi những người yêu thích, có kiến thức và thành thạo về công nghệ. Đối với những người thuộc thế hệ trước như ông bà thì khó có thể làm quen được ngay với các thiết bị thông minh mà cần thời gian để trải nghiệm.
3.3 Không hỗ trợ tiếng Việt
Vấn đề tiếng Việt vẫn là một trở ngại lớn khiến nhiều người e ngại không dám lắp đặt các thiết bị thông minh. Một số mô hình nhà thông minh tiêu biểu như Apple HomeKit, Google Smarthome hay Samsung Things hoạt động trơn tru và linh hoạt nhưng vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt nên không được người Việt quá ưa chuộng.
3.4 Các thiết bị không đồng nhất
Có khá nhiều chuẩn kết nối khác nhau cho mô hình nhà thông minh, thế nên việc trang bị các thiết bị hữu ích trong nhà thông minh cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi nếu không, việc điều khiển các thiết bị đó sẽ trở thành thảm họa nếu như bạn phải dùng quá nhiều ứng dụng trên thiết bị của mình.
3.5 Vấn đề về bảo mật
Nhà thông minh như miếng mồi ngon dành cho các đối tượng xấu, tin tặc thu thập thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình. Nếu không được bảo mật tuyệt đối, các hacker có thể sẽ tấn công và nắm mọi hoạt động của gia đình thông qua các thiết bị thông minh có trong nhà bạn.
4. Những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi thi công nhà thông minh
Ngôi nhà đã đủ chuẩn để lắp các thiết bị thông minh?
Yếu tố quan trọng hàng đầu khi lắp đặt nhà thông minh bạn cần biết đó là các thiết bị thông minh luôn đòi hỏi kết nối Internet để có thể hoạt động mượt mà. Thế nên bạn cần chú ý đến các tiêu chí như diện tích, cấu trúc nhà hay cách bố trí các sản phẩm thông minh trong quá trình lắp đặt.
Dù có lắp đặt theo mô hình như thế nào, bạn cũng cần chú ý tới hai yếu tố gồm tính tiện dụng và khả năng kết nối Internet. Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập, bạn hãy liên hệ đến các đơn vị cung cấp nhà thông minh toàn diện như SMC Smart Home để được các kỹ sư xuống khảo sát trực tiếp và cho ra bản vẽ, phương án lắp đặt hợp lý nhất cho không gian sống của mình.
Bạn thích nhà thông minh kiểu gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, có hai kiểu lắp đặt nhà thông minh thịnh hành gồm thiết lập nhà thông minh có sẵn và kiểu tự tay lắp đặt hết tất cả thiết bị thông minh trong gia đình. Mỗi trường phái lại có ưu nhược điểm riêng. Trong đó:
-
Kiểu thiết lập nhà thông minh có sẵn: Thường phù hợp với những người dùng không có quá nhiều kinh nghiệm và đã có bên thứ 3 lo liệu mọi thứ. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và không phải suy nghĩ gì nhiều vì từ khâu thiết kế phương án, lựa chọn thiết bị, vận chuyển và lắp đặt, thiết lập kịch bản đều đã có đơn vị nhà thông minh hỗ trợ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn các đơn vị thực sự uy tín, có chuyên môn cao để tránh bị “đôn giá” cũng như bị hư hỏng các thiết bị về sau do lắp đặt không chuẩn.
-
Kiểu tự tay lắp đặt nhà thông minh: Gia chủ sẽ thực hiện từ A-Z, toàn quyền trang bị các tính năng thông minh phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Đặc biệt giá thành cũng sẽ được giảm bớt nhưng để thực hiện được đòi hỏi người dùng phải có kiến thức công nghệ cũng như kỹ thuật điện trong nhà. Rất dễ làm sai và không điều khiển được thiết bị nếu có sai sót.
Thương hiệu nhà thông minh nào đáng để lựa chọn?
Nắm bắt xu thế công nghệ, nhiều chuẩn nhà thông minh đến từ các thương hiệu nổi tiếng đã nhanh chóng được ra mắt và lưu hành rộng rãi trên thị trường, tiêu biểu như Google, Apple, Amazon, Samsung, FPT, … Bạn có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ thương hiệu nào miễn sao có những tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đề cao không chỉ về mặt công năng, thẩm mỹ mà còn là khả năng điều khiển đơn giản bằng tiếng Việt thì đừng bỏ qua giải pháp nhà thông minh SMC Smart Home đơn vị phân phối Giải pháp nhà thông minh FPT Smart Home - đơn vị tiên phong nhà thông minh sử dụng giọng nói Tiếng Việt duy nhất tại Việt Nam.
Nhà thông minh FPT Smart Home được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng, hướng đến giảm bớt các thao tác lắp đặt, kết nối phức tạp, hướng đến sử dụng kết nối không dây. Các sản phẩm đều được thiết kế tinh tế, quản lý thông qua ứng dụng trên smartphone có giao diện thân thiện, tương thích với người dùng, tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để căn hộ trở nên thông minh hơn.
Cần mua bao nhiêu thiết bị cho nhà thông minh?
Sẽ không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi này. Bởi tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách mà bạn có thể chi trả để xác định được số lượng thiết bị thông minh phù hợp để lắp đặt trong nhà. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận trong việc mua các sản phẩm có số lượng lớn như ổ cắm thông minh, bóng đèn thông minh, … Nếu không tính toán trước, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng dư thừa, gây lãng phí tiền của.
Triển khai nhà thông minh có đắt không?
Nhà thông minh đang dần trở nên thịnh hành và được nhiều người đón nhận hơn sau khi mọi người nhận thấy tầm quan trọng và những giá trị mà nó mang đến cho cuộc sống. Các hãng cung cấp giải pháp nhà thông minh cũng đã phần nào cân bằng mức giá của các sản phẩm thiết bị thông minh.
Tùy vào Gói giải pháp nhà thông minh mà bạn lựa chọn ở tùy đơn vị sẽ có mức chi phí khác nhau. Tại SMC Smart Home chỉ từ 19 triệu đồng bạn đã có thể sở hữu một căn nhà hoàn hảo với các tiện ích thông minh mang lại trải nghiệm sống tuyệt vời dành cho mình và gia đình.
Nếu bạn vẫn lưỡng lự không biết có nên làm nhà thông minh hay không? Hoặc chưa biết nên tin tưởng lựa chọn Gói giải pháp nhà thông minh của đơn vị nào? Hãy liên hệ với SMC Smart Home - Nơi cung cấp mọi giải pháp giúp bạn xây dựng không gian sống lý tưởng với nhiều giá trị tiện ích đẳng cấp. Gọi ngay hotline 0986 981 694 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi phục vụ 24/7