Nhà thông minh đang là xu hướng công nghệ trong kỷ nguyên Internet of Things (IoT). Hiện tại công nghệ này vẫn còn khá mới và được coi là công nghệ của “nhà giàu”. Tuy nhiên các chuyên gia trên thế giới dự đoán đây chắc chắn sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Vậy công nghệ nhà thông minh là gì, xu hướng của tương lai là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với SMC
Khái niệm Công nghệ nhà thông minh là gì?
Công nghệ nhà thông minh (smart home, home automation hoặc intellihome) bao gồm các yếu tố cấu thành nên một ngôi nhà thông minh. Vì vậy, nếu muốn sở hữu những căn nhà thông minh và sử dụng một cách triệt để những tiện ích mà nó mang lại thì bạn cần nắm rõ những thiết bị công nghệ được lắp đặt trong mỗi căn nhà.
Để có thể bắt kịp các xu hướng phát triển theo lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện tại thì con người cần phải tương tác, giám sát và quản lý chính ngôi nhà của mình. Những thiết bị được sử dụng trong ngôi nhà thông minh cũng cần phải có một “bộ não” để suy nghĩ để thay cho việc chủ nhân của ngôi nhà phải cơ học khi sử dụng chúng.
Từ những nguyên nhân này mà nhà thông minh ra đời nhằm phục vụ những yêu cầu của chủ nhân từng ngôi nhà. Nhờ có các thiết bị công nghệ và một căn smart home là chủ nhân của nó chỉ cần ngồi một chỗ và điều khiển.
Công nghệ nhà thông minh bao gồm bộ điều khiển trung tâm, đây được coi như bộ não của căn nhà. Từ đây, bạn có thể hoàn toàn điều chỉnh hầu hết các thiết bị thông minh được kết nối với bộ điều khiển ví dụ như: hệ thống ánh sáng, hệ rèm cửa, các thiết bị điện, hệ thống an ninh cho căn nhà, …Từ đó giúp cho cuộc sống của bạn thêm phần tiện nghi, tiết kiệm thời gian, có thời gian để nghỉ ngơi và làm công việc mình yêu thích.
Sự phát triển của công nghệ nhà thông minh
Trước đây, nhà thông minh (smart home) chỉ xuất hiện trong những bộ phim hay trí tưởng tượng của mọi người. Những bắt đầu từ những năm 1900, “cha đẻ” của nhà thông minh – là các thiết bị điều khiển từ xa, bắt đầu được nghiên cứu và phát minh để tạo tiền đề cho sự ra đời sau này của công nghệ nhà thông minh.
Đến năm 1915, các thiết bị điện gia dụng bắt đầu manh nha phát triển và đến năm 1930 thì ý tưởng tự động hóa các thiết bị trong nhà xuất hiện. Đến năm 1984 thì thuật ngữ “smarthome” chính thức xuất hiện.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhà thông minh cũng được để ý đến và nhận được sự đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2012, theo báo cáo của ABI Research, ở Mỹ đã có 1,2 triệu căn nhà được “tự động hóa”.
Tại Việt Nam, công nghệ nhà thông minh cũng đang dần trở nên phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại. Rất nhiều các tập đoàn công nghệ lớn ra đời và đã ký hợp tác để đưa giải pháp Nhà thông minh vào khu đô thị cao cấp. Có nhiều căn hộ cá nhân đơn lẻ cũng đã có nhu cầu lắp đặt các thiết bị công nghệ nhà thông minh để phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày của mình.
Tại sao công nghệ nhà thông minh lại trở thành xu hướng tất yếu của tương lai?
Chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra được sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn mọi người đều có thể sở hữu cho minh những thiết bị thông minh như điện thoại, đồng hồ thông minh… Và một ngôi nhà thông minh có đầy đủ các thiết bị tiện nghi có thể giúp điều khiển được trực tiếp thông qua điện thoại sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian của người dùng rất nhiều.
Tại Mỹ, dù phải thuê nhà thì người ta vẫn lựa chọn một căn nhà có các lắp đặt các thiết bị thông minh, hoặc là những căn hộ, chung cư tòa nhà thông minh. Điều này đã chứng tỏ sự tiện ích và hiện đại của loại công nghệ này.
Để có thể trải nghiệm một thiên đường công nghệ cao trong ngôi nhà sẽ chỉ mất khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Theo ước tính đến năm 2050, các ngôi nhà sẽ được trang bị các thiết bị công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), robot và thực tế ảo. Những công nghệ này giúp bạn làm chủ toàn bộ công việc trong nhà bao gồm cả việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho chủ nhân ngôi nhà.
Trên khía cạnh kinh doanh, công nghệ nhà thông minh là một mảnh đất rất “màu mỡ” cho các doanh nghiệp. Các tập đoàn và công ty công nghệ hiện nay đã, đang và sẽ đầu tư vào Smarthome rất nhiều.
Theo dự đoán, xu hướng của thị trường smarthome năm 2023 sẽ tăng trưởng 35% và đạt giá trị 8.200 tỷ đồng. Vì vậy không có gì quá lạ khi smarthome dần trở thành một xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Đây được xem là một bước đi trước thời đại nếu các doanh nghiệp muốn đón đầu xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam.
Các thiết bị nhà thông minh nhất định phải có cho căn nhà của bạn
Là thiết bị then chốt để ngôi nhà trở nên thông minh, không chỉ có các chức năng của công tắc truyền thống mà còn được trang bị khả năng thông minh hơn. Tự động bật/tắt, đóng/mở các thiết bị trong nhà (bóng đèn, điều hòa, cửa ra vào,…) qua giọng nói hoặc chỉ bằng một chạm.
Hơn thế nữa, dù ở bất cứ đâu bạn đều có thể điều khiển bật/tắt công tắc từ xa thông qua các thiết bị di động thông minh.
-
Rèm thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều căn hộ hiện đại nhờ vào khả năng điều khiển đóng/mở từ xa hoặc tự động hóa theo kịch bản được thiết lập sẵn (tự mở rèm vào 7 giờ sáng và đóng rèm vào 8 giờ tối).
-
Bộ điều khiển đèn LED (LED Driver) là một trong những thiết bị cũng không thể thiếu được trong các ngôi nhà thông minh. Hệ thống điều khiển này có thể điều khiển từ xa, điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho sức khỏe của mắt, chế độ bắt/tắt theo kịch bản đã thiết lập. Ngoài ra LED Driver còn như một “vệ sĩ” bảo vệ đèn LED khỏi những biến động của điện áp và dòng điện, giúp đèn trong nhà được hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ cho đèn.
Ngoài ra, còn rất nhiều các thiết bị khác như: hệ thống cảm ứng, ổ căm thông minh, cảm biến, điều khiển,…
Với những gì công nghệ nhà thông minh đang và tiềm năng phát triển trong tương lai thì chắc chắn không lâu nữa công nghệ nhà thông minh sẽ có mặt ở khắp nơi. Nó sẽ sớm trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc của các doanh nghiệp hiện nay là hãy nhanh chóng đón đầu xu hướng này.